Ngày đăng: 23/01/2013 Trồng hoa chậu

Kỹ thuật trồng hoa trong chậu. Những điều cần thiết khi trồng hoa trong chậu để có được những cây hoa khỏe, đẹp nhất.


Trồng hoa trong chậu


Trồng cây trong chậu là một biện pháp hoàn hảo để tiết kiệm không gian, làm sân vườn và ban công nhà bạn thêm sinh động và tươi mát. Bạn chỉ mất chút công chăm sóc nhưng thành quả bạn thu được sẽ là một không gian sống xanh tươi và khỏe mạnh.

Khi hoa được trồng trong chậu, hệ thống rễ không thể phát triển sâu xuống đáy chậu để hút nước và chất dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là sự sinh trưởng và phát triển của cây hoàn toàn phụ thuộc vào ‘thức ăn’ và ‘nước uống’ bạn cung cấp cho cây. 

Bạn nên chọn loại đất tươi xốp và chứa nhiều mùn cho vào chậu, trộn thêm vào đất một lượng vừa phải phân hữa cơ (loại phân hủy chậm) để đảm bảo cho cây một nguồn dinh dưỡng vững chắc về sau.

Khi trồng cây vào chậu, nén nhẹ đất để rễ cây tiếp xúc hoàn toàn với đất và tránh các khe hở lọt khí vào làm hại rễ. Chọn loại chậu có các lỗ thoáng khí và thoát nước dưới đáy. Nếu không được thoát nước tốt, các loại muối có trong phân bón sẽ kết tủa làm đất khô cứng và gây hại cho cây. 

Thỉnh thoảng tưới nước có pha phân vô cơ loãng khi cây bắt đầu lớn.


Lựa chọn chậu hoa đúng

Chậu hoa được làm từ rất nhiều loại chất liệu khác nhau và mỗi chất liệu đều có những ưu điểm riêng. Nếu không nói đến chất liệu làm chậu, thì bạn cũng phải chắc chắn rằng chậu phải có lỗ thoát nước để giúp cho cây phát triển tốt và không bị úng rể

Chậu hoa bằng đất sét là loại ưa thích từ đó đến giờ của người làm vườn, chúng có đặc tính xốp và nhanh khô hơn các loại chậu bằng nhựa hoặc men gốm. Độ nặng của chậu giúp chúng đứng vững nhưng cũng gây khó khăn khi muốn di chuyển và chúng mang đậm nét của thời gian sử dụng như bị rêu phong…

Có rất nhiều loại chậu bằng nhựa đang được bán trên thị trường. Các loại chậu này giữ ẩm tốt hơn chậu đất sét. Chậu nhựa thì mỏng và cũng, tuy nhiên chúng sẽ trở nên giòn theo thời gian. Đồ bền sẽ giảm dần khi để ngoài trời dưới tác động của ánh nắng, không khí nóng, lạnh. Các chậu hoa làm bằng nhựa dày và có lớp chống tia cực tím thì được ưa chuộng hơn

Những chậu hoa bằng đá nguyên khối hay xi măng đúc thì có tuổi thọ rất cao, có thể chống trọi được cái lạnh của mùa đông và thường được trồng những cây cố định. Để di chuyển chúng cần phải có một sự nỗ lực rất lớn và giúp sức của nhiều người

Các loại chậu bằng sợi thuỷ tinh tổng hợp và nhựa cây thì khác nhẹ, giữ nước tốt và đẹp hơn so với các chậu đá hay xi măng. Chúng được cho là lựa chọn tốt nhất cho những người trồng cây trong nhà


Tạo phần đế giữ cây cho chậu


Bí Quyết Trồng Hoa Trong Chậu


Tốn rất nhiều đất để cho vào chậu hoa, đặc biệt là các chậu hoa lớn. Thường là chúng trở nên quá nặng không thể di chuyển. Có một giải pháp để tạo phần đế giữ cây, giải pháp này vừa cung cấp đủ đất cho rễ cây phát triển tốt mà còn giảm trọng lượng của chậu sau khi hoàn tất

Người làm vườn sẽ độn vỏ đậu phộng hoặc các lon soda đã nghiền nát vào đáy chậu để chiếm diện tích. Và bây giờ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn –tấm chêm the Ups-A-Daisy — phát minh bởi chuyên gia làm vườn tại nhà ở Illinois, Kristy Maniscalco.

“Những chậu hoa càng lớn thì càng nặng và khó mà di chuyển” Maniscalco nói. “Tôi thường làm cũng một việc cho mỗi mùa trồng cây. Tôi không muốn cho quá nhiều đất vào trong chậu nên tôi cố gắng tìm kiếm một vòng quang garage và cho tất cả những thứ tôi có được vào đáy chậu. Tôi cũng mệt mỏi với việc nhặt lại các vỏ đậu của các chậu trước mà tôi bỏ đi sau cuối vụ”

Tấm chêm The Ups-A-Daisy là một đĩa nhựa cứng vừa vặn với tất cả các chậu hình chóp cụt và có nhiều kích cỡ khác nhau từ 10 inch (vừa với chậu 12-14 inch) đến 18 inch (vừa với chậu 22-24 inch). Khi lắp vào nó sẽ ở khoảng nửa dưới của chậu, tạo ra một nơi thoát nước tốt và giúp cho rể cây dễ dàng hấp thụ khĩ oxy trong đất và làm cho chậu cây nhẹ và dễ di chuyển hơn

Hỗn hợp đất trồng tiết kiệm thời gian

Càng nhiều loại cây trồng khác nhau càng đòi hỏi các mực độ chăm sóc khác nhau trong khu vườn của bạn

Trước khi thêm đất vào chậu, bạn nên phủ lên lỗ thoát nước của tấm chêm Ups-A-Daisy bằng một tờ báo, hay một miếng đá nhỏ hay cái lọc cà phê. Điều này tránh cho đất không bị rơi xuống đáy chậu

Đất trồng thường được kết hợp bởi hai hoặc nhiều hơn các chất liệu như: rong, rêu, mùi cưa, cát, đá chân châu, phân bón và vỏ cây. Khử trùng để đảm bảo không có côn trùng và mầm bệnh trong đất trộn

Rất nhiều loại đất trồng không có cơ chế chuyển hoá phân bón dần dần, do đó bạn cần phải thêm vô loại phân bón có tính năng chuyển hoá dần dần như đạm hữa cơ Milorganite GardenCare với lượng theo chỉ dẫn. Và mỗi khi tưới nước thì một lượng phân bón cần thiết sẽ tự chuyển hoá cho cây

Các loại đẩt trồng có chứa các tinh thể nước sẽ giúp bạn giảm được thời gian tưới nước. Nếu đất không có tinh thể nước thì có thể thêm vào theo chỉ dẫn của nhà sản xuất; chỉ một lượng nhỏ nhưng có thể sử dụng lâu dài

Cách khác để giảm đi tần suất tưới nước là trộn hỗn hợp gồm một nửa đất nêu trên với đất từ gốm sạch. Đất gốm sẽ giữ ẩm và đất trộn sẽ làm cho hỗn hợp nhẹ hơn

Bạn sẽ có thể dành nhiều thời gian để tận hưởng khu vườn trong chậu của bạn vào mùa này và tiết kiệm được thời gian chăm sóc

với những mẹo nhỏ trên


Trồng hoa hồng trong chậu:



Hoa hồng là một loài hoa đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Sau đây, xin giới thiệu cách trồng hoa hồng trong chậu để mỗi cá nhân có được những bông hoa hồng tươi, đẹp ngay chính trong nhà của chúng ta.

Cách trồng trong chậu:

Chậu không cần lớn, cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Nếu đóng hộc bằng gỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất thì càng hay. đất phải thóat nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút. Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.

Cách chăm sóc:

Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.

Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc... sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.

Cách cắt hoa:

Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư... sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chơi trong nhà hoặc đem bán, tặng cho người khác.

Kỹ thuật trồng hoa ly trong chậu

I. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

1. Nhiệt độ

Thích hợp: 20-25oC

2. Ánh sáng

Cường độ ánh sáng trung bình 12.000-15.000 lux

3. Ẩm độ

Thích hợp 80-85%

II. CHUẨN BỊ TRỒNG

1. Nhà trồng

- Nhà trồng có chiều cao từ 3,0 -3,5m, mái che bằng Nilon trắng.

2. Thời vụ trồng

- Vụ Đông – Xuân: Thường trồng từ ngày 15-20 tháng 10 âm lịch.

3. Chậu trồng

- Chiều cao tối thiểu: 20 cm

- Đường kính đáy tối thiểu: 16 cm

4. Giá thể

- Chọn giá thể có nhiều mùn, độ tơi xốp cao, pH thích hợp từ 6-7.

5. Củ giống

- Chọn size từ 14 trở lên, thích hợp nhất từ 16-18, của các hãng sản xuất có uy tín: Vandebos, VWS, Opening, Dejong, ...

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Cách trồng

- Xử lý củ giống trước khi trồng: Ngâm trong Dithane, sau đó vớt ra cho vào trong dung dịch thuốc tím, để khô ráo rồi trồng.

- Trước khi trồng, cho một lớp giá thể vào chậu dày khoảng 4 - 5 cm. Sau đó đặt củ cho mầm hướng lên trên. Tiếp theo cho giá thể vào đầy chậu rồi tưới nước.

2. Chăm sóc

- Ánh sáng

- Giai đoạn từ lúc trồng đến 10 ngày cần giảm ánh sáng bằng cách che lưới đen 70%.

- Giai đoạn sau, tùy theo điều kiện thời tiết mà điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.

-  Bón phân

Từ ngày thứ 10 (cây cao từ 10-12 cm) bắt đầu tưới 2g NPK/ chậu. Chu kì tưới 7-10 ngày/lần.

- Tưới nước

Thời kỳ sinh dưỡng cây cần nhiều nước, thời kỳ sinh dục nhu cầu nước giảm. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào giá thể trồng, nhiệt độ không khí, giống.

Lưu ý: Không dùng nước máy để tưới trực tiếp và tránh phun trực tiếp lên nụ hoa.

3. Phòng trừ sâu bệnh hại

- Rệp bông (Aphis gossypii Glover):   Dùng các loại thuốc hoá học để phòng trừ như: Pegasus 500SC;

- Nhện (Tetrannychus sp): Dùng Mitac 20%, Alfamite 15EC.

- Bệnh đốm nâu ( Pleospora Sp): Dùng Champion 75WP,  Dithane 80WP, Anvil 5SC.

- Bệnh thán thư (Sclerotium wakkeri:Dùng Viben C.

- Bệnh do các loại virut gây ra: BMV, CMV, LRV...

- Bệnh sinh lý: Hiện tượng cháy lá, hiện tượng rụng nụ và mù hoa, vàng lá do thiếu sắt


Tags: Trồng hoa chậu, kỹ thuật trồng hoa trong chậu, trồng hoa hồng trong chậu, các bước trồng hoa chậu, hướng dẫn trồng hoa chậu