Ngày đăng: 14/01/2013 Quy tắc cắm hoa


* Hoa nhỏ cắm cao hơn hoa lớn

* Hoa búp cắm cao hơn hoa nở

* Khi bình hoa không bị che phủ bởi hoa hoặc bất cứ một vật gì khác, thì nụ hoa cao nhất bao giờ cũng phảicao hơn gấp đôi chiều cao của bình so với mặt bàn. (Nghĩa là kể từ miệng bình thì hoa phải cao hơn chiều cao của bình).


* Baby breath luôn luôn được làm nền do đó đuợc chen vào các hoa chính và thấp hơn các hoa chính, một nữa chiều cao của nụ hoa (Cắm sau cùng).

* Luôn luôn tránh tình trạng trình bày thế nào mà tất cả các hoa đều có cùng một vị thế khoe sắc như nhau,
phải tạo cho được sự hấp dẫn cá biệt nhưng lại phối hợp cùng nhau, giống nhau, cân đối là căn cốt của sự
sao chép, mà mỹ thuật thì rất kỵ điều nầy. Sự khác biệt đó cũng tương tự như trong các cuộc dự thi hoa
hậu, các thí sinh bao giờ cũng được ăn mặc và trang điểm khác nhau.
* Tránh đừng để cho bình hoa bị rổng ruột, tức là bị nhìn xuyên qua phía bên kia vì quá mỏng manh.
* Trên các cây hoa trong nhà, quý vị thường thấy đặc điểm là khi hoa đã nở thì cao hơn lá, trên hầu hết các loại cây và có tính hướng dương, vì thế khi cắm hoa nhớ là phải tuân theo quy luật âm dương đó, hoa thường là biểu hiện cho mầm non nở rộ và khoe sắc, vì thế khi cắm phải cao hơn lá và cành, tuy nhiên có khi để cho đẹp, bạn phải để cho cành lá cao hơn, nhưng đây là điểm mỹ thuật nên phải hết sức thận trọng, đặc biệt là những loại hoa Lan, thường không khoe sắc dưới ánh sáng mặt trời, thay đổi nầy là do tự cảm nhận tùy theo từng bình hoa. Học viên thường hay hỏi ý của giáo viên về điểm quan trọng nầy, vì nó có thể làm cho bình hoa bị giảm giá, nghĩa là không được đẹp như trưóc.

* Ngoài ra tùy theo niềm cảm xúc của từng mổi cá nhân lúc cắm hoa mà giáo viên sẽ theo kinh nghiệm và dữ kiện cụ thể tỷ như hình ảnh, màu sắc, từ đó giáo viên có thể tạo nên nổi kích thích vào niềm cảm xúc của học viên, dựa vào những kiến thức có được như một phảm xạ có điều kiện, mà mục đích là để giúp cho học sinh có khả năng cao hơn khi thực hiện một tác phẩm mỹ thuật.

Cách trình bày theo hướng nhìn:


* Một phía: Bình hoa chỉ được nhìn thấy một phía: Cắm theo hình chóp nón cây thông, hoặc bán nguyệt, dồn tất cả hoa đẹp ra phía trước. Loại bình nầy thường được bỏ sát vào tường.

* Trong góc phòng: Trình bày cho phù hợp với màu tường và hình dạng.

* Ngay chính giữa nhà: Bình hoa được trang trí giữa nhà, thường là loại bình hay gặp nhất, cần phải quan tâm chiều cao của bình, loại hoa phù hợp, hình dạng tỗng quát và tránh bị rổng ruột như đã nói ở trên.

Cắm hoa để nhìn xa, hoặc nhìn gần:

Khi cắm một bình hoa, ngoài các quy luật về mỹ thuật học viên phải cần quan tâm thêm một điều quan trọng nữa đó là khả năng trình diễn của nó.

Nếu bình hoa được cắm để nhìn xa tỷ như trong các buổi lễ tôn giáo, hoa được chọn phải là hoa lớn mặt, cắm cao liễu rủ, trong trường hợp nầy hoa hồng không mấy phù hợp

Cắm hoa theo đặc thù của Nhật, Châu âu .v.v.....




Cắm hoa theo đặc thù của Nhật hay Châu âu dưới cái nhìn mỹ thuật thì thật sự không có gì là khác biệt, tuy nhiên nếu có khác nhau chỉ là thói quen không đáng kể. Người Nhật với thân hình nhỏ nhắn cũng như đất nước của họ, vì thế khi cắm hoa họ thường có thói quen dùng ít hoa, và đặc biệt là hết sức chú trọng vào hình thể và nét đẹp của bình hoa, vì là ít hoa mà lại cắm trên một cái bình rất đẹp nên đòi hỏi khả năng mỹ thuật rất cao. Còn nữa cắm theo kiểu người Tàu và Nhật không có gì khác biệt đáng kể. Cắm hoa theo kiểu người Âu châu thì có điểm khác biệt là rất nghiêm chỉnh tỷ như chỉ thích cắm một thứ hoa chứ không ưa tập tàn nhiều loại hoa. Cắm hoa theo kiểu Mọi Da Đỏ thì hết sức tự nhiên, kể cả cành lá, cỏ khô, rong rêu, như kiểu một bụi hoa trong khe núi. Tuy nhiên nói thế sự khác biệt nầy không khác biệt dưới con mắt mỹ thuật như đã nói ở trên.

 

dienhoaviet.com


Tags: Quy tắc cắm hoa, nguyên tắc cắm hoa, quy tắc cơ bản cắm hoa, điện hoa