Trước đây, bên cạnh những phố phường đông đúc, Hà Nội có những làng trồng hoa nổi tiếng như: Ngọc Hà, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... Hầu hết những làng này đều nằm ở ven Hồ Tây, một thắng cảnh nổi tiếng của đất Hà Nội. Cứ mỗi nǎm vào dịp Tết, dưới làn mưa xuân lất phất, các ngả đường Hà Nội lại nườm nượp những gánh hàng hoa với trǎm ngàn màu sắc.
Ảnh chụp người dân vận chuyển hoa tại làng hoa Nghi Tàm năm 1973
Và ngày nay
Vận chuyển Hoa ở Mê Linh
Giấy báo bao bọc những xe chở hoa cũng mong manh trước nắng và gió
Mấy nǎm nay, cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, đất trồng hoa bị thu hẹp lại hoặc chuyển tới ngoại thành Hà Nội. Mỗi sớm mai, từ mọi ngả đường ngoại thành, hoa tươi tràn vào các cửa ô Hà Nội, rực rỡ sắc màu. Trong triệu triệu bông hoa khoe sắc hồng, đỏ, vàng, tím... ít ai biết có rất nhiều bông được hái từ những làng lúa, làng hoa Hà Thành...
Làng hoa Tây Tựu - Cúc Vàng rực rỡ, thược dược, lay ơn đủ màu:
Nếu như Huyện Từ Liêm được đánh giá là vùng hoa lớn nhất ngoại thành với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu chiếm tới 66% diện tích toàn huyện. Hàng năm, xã Tây Tựu đã cung cấp cho thị trường tiêu dùng hoa trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa. Với những thuận lợi và thế mạnh vốn có của mình, làng hoa Tây Tựu đang trở thành nơi cung cấp hoa lớn nhất nội thành Hà Nội, các tỉnh phía Nam trong tương lai sẽ có mặt trên khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Rực rỡ sắc màu hoa cúc
Cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 20 km, làng hoa Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm có nghề trồng hoa lâu đời và ngày càng phát triển mạnh. Cả xã có 2.600 hộ dân thì có tới 95% số hộ tham gia trồng hoa với diện tích trên 300 ha. Hoa ở đây được trồng chuyên canh rất nhiều, nhưng loại hoa được trồng nhiều nhất vẫn là hoa cúc, hoa hồng và một phần nhỏ diện tích hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn...Hàng năm, làng hoa Tây Tựu cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa. Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, làng hoa sẽ là nơi cung cấp chính các loại hoa đẹp để sử dụng phục vụ cho ngày Đại lễ.
Vượt ngã tư Nhổn chừng 2 cây số, du khách sẽ thấy hai bên con đường trải nhựa phẳng lỳ là những cánh đồng hoa bát ngát, rực rỡ của làng Đăm. Sáng sớm, ngược đường lên Sơn Tây, lẫn trong sương mù, ta thấy rất nhiều xe máy thồ hoa vào Hà Nội. Chợ hoa làng Đăm họp từ 3 - 4h sáng, ngợp trời đủ loại hoa, nhiều nhất là hoa hồng, hoa cúc. Khoảng 8 - 9h chợ vãn để sau đó họp lại giữa làng.
Nghề trồng hoa ở các làng hoa Hà Nội cũng là một nghề truyền thống được truyền từ nhiều đời. Cùng với nhiều giống hoa mới, kỹ thuật lai tạo, trồng tỉa, các làng hoa Hà Nội hàng ngày vẫn làm đẹp cho Thủ đô bằng hàng chục, hàng trǎm loại hoa và cây cảnh.
Nếu như Huyện Từ Liêm được đánh giá là vùng hoa lớn nhất ngoại thành với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu chiếm tới 66% diện tích toàn huyện. Năm 1994, toàn xã mới chỉ có 18ha trồng hoa thì nay đã lên tới hơn 300 ha, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã. Cả xã có 2.600 hộ dân thì có tới 95% số hộ tham gia trồng hoa. Thu nhập nhờ đó cũng tăng lên đáng kể, cao hơn 3-4 lần trồng lúa.
Ngoài canh tác trên đất trong xã, người dân xã Tây Tựu còn thuê thêm ruộng của các xã lân cận như Thượng Cát, Liên Mạc, Xuân Phương… để chuyên canh hoa. Xã Tây Tựu trồng chuyên canh rất nhiều loại hoa nhưng được trồng nhiều nhất là hoa cúc và hoa hồng và một phần nhỏ diện tích hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn trồng nhà lưới, nhà nilon. Trong đó, hoa hồng thu hoạch quanh năm tạo thu nhập thường xuyên. Còn hoa cúc sau 3 tháng trồng cho thu hoạch kéo dài, ngay cả khi thu hoạch rộ, giá cúc cũng ổn định.
Nghề trồng hoa đòi hỏi đúng kỹ thuật và sự kiên trì, bền bỉ từ khâu chọn cành, ươm giống, tỉa cành đến khâu thu hái là những việc cần làm thường xuyên. Hoa cúc có sức chịu đựng tốt với thời tiết, còn hoa hồng thì ngược lại. Hoa hồng có đặc điểm là dễ bị nấm xâm hại, nên việc phun thuốc bảo vệ với loại hoa này là rất quan trọng. Muốn có được những bông hoa hồng nở đẹp và đúng thời điểm ngoài đáp ứng những đòi hỏi trên còn phải chú ý lúc hoa bắt đầu nở, người trồng hoa phải dùng giấy cuốn vào từng nụ nhằm bảo vệ hoa trước thời tiết và sâu bệnh. Với sự cần cù, chịu khó, của người dân Tây Tựu hoa cũng không phụ người dân nơi đây.
Với vị trí nằm ở ven ngoại thành Hà Nội nên làng hoa Tây Tựu được đánh giá là làng nằm trong cụm các công trình trọng điểm về dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Nhiều dự án tổng thể phát triển vùng hoa Tây Tựu được đầu tư và triển khai. Với những thuận lợi và thế mạnh vốn có của mình, làng hoa Tây Tựu đang trở thành nơi cung cấp hoa lớn nhất nội thành Hà Nội, các tỉnh phía Nam trong tương lai sẽ có mặt trên khắp thế giới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Làng Hoa Ngọc Hà
Nhắc đến nơi trồng hoa, cung cấp hoa cho Hà Nội phải nhắc đến làng Ngọc Hà đầu tiên, rồi mới đến các làng Hữu Tiệp, Đại Yên... Làng hoa này hình thành từ lâu lắm... Sách xưa có chép thời cuối nhà Trần, tướng Trần Châu đem quân về Thăng Long vào năm 1526, có đóng quân ở chợ Hoàng Hoa.
Thời Pháp thuộc, làng hoa Ngọc Hà rất nổi tiếng. Hoa ở đây tuy không trồng đào như Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, song là những thứ hoa quanh năm, suốt tháng như hoa hồng, hoa cúc, vi-ô-lét, lay-ơn, hoa păng-xê, bướm, hoa loa kèn, cẩm chướng...
Làng Hoa Nhật Tân - nổi danh "Hoa đào Nhật Tân"
Phường Nhật Tân cách trung tâm thủ đô Hà Nội 7Km về phía tây bắc, Phường nằm ven Hồ Tây, có đường Âu Cơ đi Chèm (Thụy Phương) và đường Lạc Long Quân, thuộc quân Tây Hồ thành phố Hà Nội. Hàng năm cứ khoảng 20 tháng Chạp vườn đào Nhật Tân rực lên trong cái nắng mùa đông và trong không khí nhộn nhịp của ngày giáp Tết. Hoa đào Nhật Tân đã trở thành một nét riêng, một thương hiệu của đất Hà Thành; mà dường như không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Đào bích Nhật Tân không chỉ khoe sắc trên khắp mọi miền đất nước, mà còn sang cả các nước bè bạn trên thế giới.
Nắng lên, hoa đào nở rộ, đỏ thắm các vườn tại làng hoa Nhật Tân.
Đào bích luôn được người chơi đào chọn chơi dịp Tết
Làng hoa Mê Linh Vựa hoa mới của thủ đô Hà Nội (80% là hoa hồng):
Tuy không lâu đời như làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân, song mấy năm nay làng hoa Mê Linh được nhiều người biết đến bởi đây là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc vào các dịp lễ.
Cánh đồng hoa bất tận
Mê Linh đã chính thức trở thành một phần của Hà Nội. Đồng nghĩa với điều này, lịch sử của Thủ đô đã rộng dài với những trang sử mới. Và Hà Nội cũng ôm gọn vào lòng một làng hoa đa sắc. Là xã chiếm tới 80% diện tích hoa của huyện, Mê Linh không chỉ là "vựa hoa" mới của Thủ đô mà còn là địa chỉ quen thuộc cung cấp hoa cho nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, diện tích trồng hoa của Mê Linh rộng gần 300ha. Hoa ở Mê Linh có khoảng 10 loại, trong đó hoa hồng chiếm tới 80%, còn lại là các loại cúc, tầm xuân, mẫu đơn, loa kèn, phăng…
Những ngày đầu tháng 3, nhiều loại hoa tại Mê Linh đua nở.
Những đồng hoa cúc cũng chúm chím hé nụ.
Theo nhiều người dân, hoa cúc năm nay có giá bán bằng mọi năm và lượng hoa này thì không thiếu.
Những người dân đang nỗ lực chăm bón để một số loại hoa nở vào đúng dịp.
Để có thể thu hoạch vào đúng dịp 8/3, nhiều bông hoa đang được ém lại.
Trong tổng số 405 ha đất nông nghiệp thì toàn xã Mê Linh có khoảng 240ha (khoảng 60%) dành trồng hoa với khoảng 10 loại, trong đó hoa hồng chiếm tới 80%.
Làng Quảng Bá – Cây Quất chủ lực:
Men theo Hồ Tây và sông Hồng chừng hơn 1 km chúng ta lại bắt gặp một làng hoa khá nổi tiếng, đó là Quảng Bá. Những ruộng, vườn quất cảnh trĩu cành quả và cây nào cũng được uốn tỉa, tạo dáng rất công phu. Cái nổi tiếng của quất cảnh ở đây không phải là cây sai quả mà dáng đẹp, quả to khi chín thì vàng rộ và lá xanh to bản, lộc tốt tươi.
Những cây quất trĩu quả, trái tròn màu sắc đẹp mắt
Chẳng thế mà những nhà vườn ở Quảng Bá đâu có phải mang cây vào phố bán rong, mà những người sành quất cảnh đều lên tận vườn để chọn, dẫu rằng có đắt hơn nhiều so với giá mua dưới chợ hoa Hàng Lược. Ngoài quất cảnh chủ lực ra, nhiều loại hoa lá chất lượng cao với giống nhập ngoại như cúc Hà Lan, Nhật: Ly Thái Lan, hoa hồng Pháp... cũng được trồng nhiều trên diện tích đất bồi ven sông Hồng.
Làng Nghi Tàm
Làng hoa Tứ Liên – Nổi tiếng với đủ loại hoa cảnh..
Từ trung tâm Thủ đô ngược đê sông Hồng, qua cửa ô Yên Phụ chừng 2 km chúng ta bắt gặp làng hoa Tứ Liên với những ruộng hoa bạt ngàn phía bãi ven sông Hồng. Mặc dù chịu nhiều áp lực từ cơn sốt đất của thời đô thị hoá, song làng hoa này vẫn giữ được đất canh tác và nghề trồng hoa. Nơi đây nổi tiếng với các loại hoa cảnh. Ngoài diện tích trồng hoa các loại ngoài ruộng, đồng ra thì những mảnh vườn góc sân, thậm chí cả ban công sân thượng ở nhà cũng được bà con tận dụng để trồng và chiết ghép, uốn tỉa cây cảnh. Nơi đây được nhiều người chơi cây cảnh biết tới vì làng quê kề sát với làng cây cảnh Nghi Tàm.
Hoa cánh bướm mỏng manh.
Những ruộng hoa được người nông dân chăm sóc cẩn thận.
Thú chơi Hoa ở Hà Thành
Thú chơi hoa, chơi cây cảnh đã thành một phong tục tao nhã lâu đời của người Thăng Long - Hà Nội.Từ xa xưa, Thăng Long đã có những làng hoa, vườn hoa nổi tiếng.
Khu đất cổ truyền vẫn gọi là Đồng Bông (bông là hoa). Các làng Võng Thị, Trích Sài cũng đều có đồng hoa cổ từ thời Lý. Làng Yên Hoa ở cửa ô Yên Hoa (nay là Yên Phụ), cũng là nơi người ở chen với hoa từ lâu đời. Tây Hồ, Quảng Bá, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên nối tiếp nhau thành đất hoa. Xa hơn là dinh đào Nhật Chiêu (nay là Nhật Tân). Các tên làng, tên phường cũng nói lên xứ sở ngàn hoa: Hồng Mai, Hoàng Mai, Tương Mai, gọi nôm là Kẻ Mơ, một rừng mơ ở phía nam đô thành. Lại có cả một đường hoa: Hòe Nhai - đường Hoa Hòe. Ngay Hồ Tây xưa cũng là một nơi mọc đầy sen “Trăng còn soi mãi vũng sen Tây Hồ. . . ". “Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác”…
Hoa là biểu trưng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng. Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn, điềm đạm, cho người giàu tâm hồn. “Phú quý lòng hơn phú quý danh” (Nguyễn Trãi). Mẫu đơn là vua hoa, hoa phú quý, hoa “thiên hương quốc sắc”. Đào đầm ấm khí dương xuân, phù hợp với mọi người, mọi nhà. Lan được gọi là “vương giả hương”, thanh nhã, không phàm tục. Thủy tiên với vẻ đẹp trắng trong tiêu biểu cho sự tinh khiết. Trà mi, hải đường, nụ lớn hoa to, cánh dày mà hương kín đáo, biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu. Rồi hoa nhài thoang thoảng, hoa mộc ngát đậm, hoa hồng thanh cao, hoa huệ trang nghiêm dành cho nơi thờ tự tôn kính. Nhà dân, phong cách dân gian nhất, thông thường nhất là bao bên ngoài một hàng rào dâm bụt, lá xanh thẫm, hoa đỏ tươi, một hàng duối lốm đốm quả vàng, hoặc một hàng găng xén phẳng như bức tường. Một giàn “thiên lý thơm nghìn dặm xa” (Phùng Khắc Khoan), đón khách vào cổng, đi trên con đường nhỏ hai bên viền cỏ tóc tiên, một luống hồng, một luống huệ, mấy khóm nhài. Bên bể nước là một cây lan tiêu hoặc một gốc dạ hợp. Trước hiên nhà một bụi sói, một cây tầm xuân “nụ tầm xuân nở ra cánh biếc”. Hoặc trồng ngâu thì phải trồng đôi, vì ngâu kiêng trồng lẻ. Ngâu to thành bụi thì cắt tỉa tạo hình tròn, đầy như chiếc mâm xôi, hoặc thành đôi hạc đứng chầu. Hương hoa ngâu từ tốn, kín đáo như phong vị quê hương.
Mùa xuân về, người Thăng Long từ ngàn xưa đã có tập quán chơi đào. Đào có mấy thứ đào bích, hoa đỏ thắm, cành xếp xít nhau; đào phai hoặc đào phớt, hoa kép màu phấn hồng; đào bạch, họa đơn màu trắng. Cái đẹp của đào là từ gốc gân guốc chồi ra những cành nhánh gầy guộc, cong vút lên tua tủa theo một thế thẳng đứng, lá xanh biếc man mác, nụ bám cành như những chiếc cúc tròn hồng ngọc, hoa nhỏ nhưng dày, chen cánh, đan nhau tạo thế như một cánh rừng. Cái khó của người trồng đào, là phải hãm hoa cho nở đúng vào dịp Tết. Hãm bằng cách tiện vỏ cây một vòng tròn, không tưới nước cho cây đứng, cây xuống cành thì đem giâm, rồi lại tuốt lá điều khiển cho cây ra hoa theo yêu cầu, tùy thời tiết rét hay ấm, Tết đến sớm hay muộn. Hoa đào thường nở ba đợt thì tàn. Xong Tết, lại bứng cây ra vườn trồng lại cho sang năm. Ngoài các loại đào trên, Hà Nội còn có giống đào Thất Thốn (bảy tấc), hoa mọc đôi rất đặc biệt. Hiện nay giống đào này chỉ còn thấy ở một vài tư gia.
Cùng họ với đào là mai. Hà Nội có giống mai trắng đẹp. Chơi mai phải chọn thế cây phóng túng, cành thoáng, thân gầy mà hoa to. Một gốc mai già, dáng “cằn cỗi”, bỗng nảy chồi vút lên một nhánh cao dài là cây quý, gọi là điềm “lão mai sinh trưởng cán”. Làng Đông Mỹ, huyện Thanh Trì lại có giống mai đặc biệt, hoa cũng như quả đều từng đôi một, gọi là “song mai”. Quả song mai to, thịt thơm, được coi là một thứ quả quý, đặc sản của Hà Nội.
Thanh nhã thì chơi lan, địa lan hoặc phong lan. Hoa lan đa dạng, thứ như đàn bướm bay, thứ như thiên nga vỗ cánh, thứ như một chiếc hài gấm. Các giò hoa cao thấp giao nhau, xen nhau, đẹp ở chỗ không đơn điệu. Lan đẹp cả ở lá, nào lá hình trụ, hình củ, hình kiếm, lại có thứ như gióng trúc, có thứ mượt như nhung, có thứ mang gân vàng lấp lánh. Lá kiếm nếu thẳng đuột cả cũng kém vui, mà lại phải có chiếc đang vút lên bất ngờ quặt lại như một đường “hồi kiếm”.
Những người cầu kỳ và khéo tay thì chơi hoa thủy tiên vào dịp tết. Củ thủy tiên mua rất đắt nên không phải ai cũng dám chơi, trồng củ vào trấu tưới nước thì hoa, lá mọc thẳng tự nhiên.
Tags: lang hoa,hoa tuoi,dien hoa viet,hoa 63tinh thanh,hoa tay tuu,hoa ngoc ha