Giống như hoa ưu đàm - loài hoa báo hiệu sự xuất hiện của một vị Phật trên nhân gian, hoa vô ưu cũng là loài cây thiêng, Phật Thích Ca ra đời ở vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), Nepal dưới tán cây vô ưu. Vô ưu (Saraca indica) là loài thân gỗ, lá mềm mại. Hoa nở từng chùm ở khắp cành, thậm chí ở thân cây, có bốn cánh màu vang cam, đỏ dần trước khi héo rụng, với những chiếc tua nhụy dài, mùi hương thơm ngát.
Ý nghĩa hoa vô ưu "Vô ưu" có nghĩa là không muộn phiền. Rất đúng với triết lý của đạo Phật, không ưu phiền và tự do tự tại. Hoa vô ưu mang tính "đạo" nhiều hơn ý nghĩa của các loài hoa khác. Nó mang cả hơi hướng của nhập thế và xuất thế.
"Vô ưu" nghĩa là không muộn phiền
Hoa chỉ đượm một màu vàng đặc trưng, đó là màu vàng đầy sức sống mang ý nghĩa lạc quan, sung túc, thịnh vượng. Vô uu mọc giữa tâm xanh tốt, sẽ nở hoa thơm giữa cõi đời, tạo khoảng trời trong xanh mát rượi, niềm vui, thanh thản với muôn đời!. Nhưng "màu thịnh vượng" của hoa khiến người nhìn lâu cảm thấy chán, giống như vinh hoa phú quý ban đầu có thể làm cho người ta hạnh phúc nhưng lâu dần người ta sẽ nhàm chán với những phiền phức phát sinh từ nó.
Hoa vô ưu và Đức Phật Thích Ca Vô ưu gắn liền với sự đản sinh của Đức Phật. Với phong tục xưa của Ấn Độ, người mẹ phải sinh con tại nhà mẹ đẻ. Hoàng hậu MaDa mang thai thái tử Tất Đạt Đa, trên đường trở về quê hương có ghé qua vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini) để nghỉ ngơi. Khi bà đi vãn cảnh, thấy hoa vô ưu tỏa hương ngào ngạt, hoàng hậu vịn lấy cành hoa và trở dạ sinh ra thái tử từ hông phải của bà (các vị Phật và bồ tát đản sinh từ hông phải của người mẹ).
Đức Phật đản sinh dưới tán cây vô ưu
Đáng chú ý, liên quan đến sự kiện Đức Phật đản sinh, một số văn bản của Ấn Độ cũng đã nhầm lẫn giữa cây vô ưu (Saraca indica) và cây sa la (Shorea robusta), kéo theo sự nhầm lẫn ở không ít các ngôn ngữ được dịch khác. Cụ thể, ở Việt Nam có văn bản thì nói Đức Phật đản sinh dưới gốc cây vô ưu (hoa vàng đỏ), có văn bản lại nói Đức Phật đản sinh dưới gốc cây sa la (hoa trắng). Tuy nhiên, bức tượng cổ trong đền thờ hoàng hậu MaDa tại thánh tích Lâm-ty-ni (Lumbini) minh họa cảnh Đức Phật đản sinh, đã cho thấy hình ảnh cành cây vô ưu với lá thon dài (mọc đối), mà người Nepal gọi là Sita Ashok (Saraca asoca).
Hình ảnh chùm hoa vô ưu Hoa vô ưu thường được trồng làm hoa trang trí trong nhà chùa. Nó là một trong các loài hoa đẹp linh thiêng gắn liền với bậc thánh nhân Thích Ca Mâu Ni (Vô ưu, bồ đề và sala).
|