Trước ngày cưới một tuần, đột nhiên bạn phát hiện ra là chú rể đã mời người yêu cũ dự đám cưới của mình mà không nói trước với bạn. Bạn cảm thấy bực bội và trở nên cáu bẳn với anh ấy. Bạn bắt đầu tra hỏi: “Tại sao anh mời cô ấy mà không nói trước với em?”. Những câu hỏi dò xét thế này chỉ khiến cả đôi bên cùng căng thẳng thôi. Ứng xử khôn ngoan lúc này là hãy tạm quên nó đi cho tới khi cả hai thoải mái hơn sau ngày cưới.
2. Đừng sai vặt
“Anh đi lấy giùm cái khăn voan em để quên ở tiệm áo cưới"
"Anh chở em đi mua một đôi giày khác nhé!"
"Anh qua sửa giùm em cái ống nước”
Có lẽ nhiều cô dâu vẫn cho rằng mình là người phải lo lắng, chuẩn bị nhiều hơn cho đám cưới nên tự cho mình đặc quyền “sai bảo” anh ấy như thế. Bạn nên nhớ, dù sự thật có đúng như vậy thì anh ấy cũng phải lo toan nhiều việc khác cho đám cưới. Đừng khiến anh ấy cảm thấy mình sắp trở thành một “kẻ hầu” và chán ngán những ngày phía trước.
3. Hãy tỏ ra dễ chịu
Không phải người bạn thân nào của chú rể cũng được lòng cô dâu và ngược lại. Bạn có thể sẽ thất vọng, khó chịu khi anh ấy/cô ấy chọn người bạn đó làm rể phụ/dâu phụ cho mình. Nhưng cũng vì lý do cá nhân này mà phản đối hay nói điều gì đó đại loại như “Em không hiểu sao anh lại nhờ cái ông bạn vừa mập, vừa xấu trai để làm rể phụ nữa”. Những lời thế này vừa đánh vào lòng tự ái của anh ấy, vừa có thể làm bạn xấu đi trong mắt chàng với cách nhìn nhận phiến diện như thế.
4. Chớ có càm ràm
Nhiều phụ nữ có một thói quen là hay càm ràm, nhắc đi nhắc lại một điều gì đó mà họ không hài lòng. Thói quen này thường khiến những người bên cạnh khổ sở vì phải hứng chịu những lời phàn nàn lặp lại nhiều lần của bạn. Hãy chỉ đừng nghĩ về cảm giác của mình. Hãy nghĩ về cảm xúc của những người xung quanh bạn nữa để có sự điều chỉnh trước khi mọi người sẽ bỏ chạy khi thấy bạn.
Tags: giữ hòa khí trước khi cưới, ý tưởng đám cưới, chuẩn bị đám cưới, việc cần làm trước khi cưới