Ngày đăng: 07/05/2013 cách chăm sóc hoa thủy tiên

Thuỷ tiên là loại cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Vì vậy muốn thuỷ tiên sinh trưởng bình thường, hàng ngày chiếu sáng ít nhất 6 giờ, thiếu ánh sáng sẽ làm cho lá mọc vống dài ít hoa hoặc không có boa, nếu có hoa thì đầu hoa gầy trông rất xấu.

Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều không lợi cho sinh trưởng, thuỷ tiên sinh trưởng vào mùa thu, mùa đông nở hoa. Thuỷ tiên sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thuỷ tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lẫn dầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.

Trước kỳ sinh trưởng thuỷ tiên ưa mát nhưng về sau ưa ấm. Nhiệt độ 20-24oC, đô ẩm 70 - 80%, rất thích hợp cho sinh trưởng của củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17- 20 oC, vượt quá 25oC ức chế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nở. Trồng thuỷ tiên ngoài trời đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1-2 lần. Nếu phân nitơ quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa. Khi nuôi trong nước không cần bón phân nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm một ít N. P, K sẽ cho hoa đẹp hơn. Trồng thuỷ tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùng khả năng giữ nước tốt, tầng đất dày, pH 5 - 7,5.

 

 

Như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thuỷ trên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha, 1 phần lá mục, 1 phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sau khi trồng cần tưới nước, để nơi có đủ ánh sáng. Không nên bón quá nhiều phân.

Nuôi trồng thuỷ tiên trong nước cần chọn củ khoẻ, trước hết phải bóc rễ nâu bên ngoài. Sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1/3 củ, rối cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ. Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm cho nhựa chảy ra, sau đó rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước. Nước chỉ nập 1/3 củ là vừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sau khi đổ nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng. Trước khi đưa vào phòng tốt nhất đổ bỏ đi một ít nước để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. Thuỷ tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2- 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở.

 

Muốn làm cho lá thuỷ tiên ngắn mập, màu đậm, phải chọn củ tốt, khỏe, màu đen. Khi nuôi thuỷ tiên trong nước, cây có thể bị gãy, hoa khô do một số nguyên nhân: Chất lượng củ kém. Do củ bé, chồi hoa không phát triển hoặc củ phát triển thành thục nhưng do có sâu bênh, cây mọc yếu.  Thay nước không thường xuyên nhiệt độ quá cao, thông gió kém làm cho hoa yếu. Ngoài ra khi thay nước củ bị thương cũng có thể làm cho hoa xấu. Nếu nuôi trước tiết sương giáng. Ký ngủ nghỉ hoặc nhiệt độ lên cao cũng làm cho thuỷ tiên mọc kém.

Để khắc phục tình trạng này trước hết phải chọn củ trồng tốt, chọn củ mọc 3 năm. đường kính 7- 10 cm, đáy có chùm rể phẳng. Trước lúc nuôi phải ngâm nước 2 ngày, lấy ra bóc bẹ ngoài. Khi nuôi tốt nhất dùng nước đường. Nếu dùng nước máy 1 - 2 ngày cần phải thay nước, không nên động vào củ, làm thay đổi hướng củ. Phải bảo đảm 6 giờ chiếu sáng hàng ngày, thông gió, giữ nhiệt độ 10-15oC. Khi trời không có gió, quang đãng, buổi trưa đến 3 giờ đem thuỷ tiên ra ngoài trời phơi.

 

 

Thuỷ tiên có một số bênh hại như bệnh khô lá, bệnh đốm nâu, bệnh tuyến trùng.

- Bệnh khô lá thường phát sinh trên lá, bắt đầu từ ngọn lá hình thành các đốm vàng rồi lan rộng dần thành đốm lớn màu nâu, xung quanh có viền vàng, trên đốm có nhiều bột đen. Khi nhiệt đô cao, không thoáng gió bệnh càng nặng. Vì vậy lúc trồng cần bỏ bẹ khô, dùng thuốc tím 1% rửa 2-3 lần. Chú ý thoáng gió trong phòng và khống chế nhiệt độ phòng. Khi bị bệnh dùng thuộc Zineb 0,1% hoặc dùng nước Boocđô 0,3% phun lên cây.

- Bệnh đốm nâu: Thường phát sinh vào mùa xuân hè. Chủ yếu là hình thành các đốm vàng, nâu, nâu sẫm trên lá, hình thoi dài. Bệnh có thể làm cho lá xoăn lại và chết khô. Nếu phát bệnh phun thuốc Daconil 0,2%, phun 3-4 lần, cách nhau 5-7 ngày.

- Bệnh tuyên trùng: Tuyến trùng xâm nhiễm qua khí khổng làm cho lá và củ hình thành các đốm vân nâu vàng, rồi khô dần từ dưới lên trên. Trên củ hình thành đốm nâu thối và lõm xuống. Do đó mỗi chậu cây thuỷ tiên bón 15-25g Furadan. Nếu củ có tuyến trùng cần dùng nước ấm 40-45oC thêm vào 0,5% dung dịch formalin ngâm trong 3-4 giờ. Nếu bệnh quá nặng nên loại bỏ và đem đốt đi (nguồn: Trồng hoa ngày tết, 2005).

 


Tags: hoa thủy tiên,điện hoa,hoa tươi,hoa 63 tỉnh thành,hoa đẹp